Thực hiện quan trắc nước ngầm theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT
Giám sát khai thác, sử dụng nước dưới đất
11 tháng 3, 2022 bởi
Thực hiện quan trắc nước ngầm theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT
Nguyễn Hoàng Lâm
| Chưa có bình luận

Thực hiện quan trắc nước ngầm định kỳ đã được thực hiện nhiều năm về trước, đến năm 2017, quan trắc nước ngầm tự động, liên tục được quy định chi tiết ở Thông tư 47/2017/TT-BTNMT. Đến năm 2021, Bộ TN&MT ban hành Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước, thay thế cho Thông tư 47. Trong phạm vi bài viết này, ENVIMART xin trình bày các nội dung liên quan đến việc thực hiện quan trắc nước ngầm tự động, với các đề mục như sau:

- Các khái niệm cơ bản;

- Đối tượng và thời hạn thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc nước ngầm;

- Thành phần cơ bản của trạm giám sát khai thác nước ngầm;

- Những lưu ý cơ bản khi lựa chọn thiết bị, vật tư quan trắc...

 

Các khái niệm cơ bản về quan trắc nước ngầm

Trạm: tương ứng với mỗi giếng (giếng khai thác hoặc giếng quan trắc).

Hệ thống: tương ứng với tất cả các giếng, bao gồm thiết bị đo, thiết bị truyền nhận dữ liệu, tủ điện...

Mực nước tĩnh: tương ứng với mỗi giếng, là mực nước ở chế độ không khai thác.

Mực nước động thấp nhất: tương ứng với giới hạn khai thác của trạm.

Thang đo thiết bị đo mực nước: tương ứng với mỗi giếng, giám sát mực nước trong giếng.

Thiết bị đo lưu lượng nước: tương ứng với mỗi giếng, giám sát lượng nước khai thác từ giếng.

Về sai số: yêu cầu sai số 1 cm đối với thiết bị đo mực nước và yêu cầu sai số 5% đối với thiết bị đo lưu lượng nước.

Thành phần cơ bản của Trạm quan trắc nước ngầm

Theo quy định tại Thông tư 17/2021/TT-BTNMT về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước, trạm quan trắc nước ngầm bao gồm thiết bị đo mực nước, thiết bị đo lưu lượng nước và thiết bị kết nối/truyền dữ liệu về cơ quan quản lý (datalogger). Tương ứng với công suất của công trình khai thác mà yêu cầu cần thiết phải có các thiết bị khác nhau, cơ bản thuộc các trường hợp bên dưới:

1. Công trình từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên: mực nước, lưu lượng, datalogger, và mực nước ở giếng quan trắc;

2. Công trình từ 1.000 m3/ngày đêm - dưới 3.000 m3/ngày đêm: mực nước, lưu lượng, datalogger.

3. Công trình từ 200 m3/ngày đêm - dưới 1.000 m3/ngày đêm: mực nước, datalogger.

Ngoài ra, các thiết bị cầm tay hỗ trợ cho công tác giám sát định kỳ theo quy định ở Thông tư này. Bao gồm: thước đo mực nước, thiết bị đo chất lượng nước... và thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát.

Hỗ trợ tư vấn

Trạm quan trắc tự động

Giám sát khai thác nước ngầm

Mời bạn xem bài viết giới thiệu giải pháp từ ENVIMART. Hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.


Clarico-Text-Image-1

Lưu ý cần thiết khi lựa chọn thiết bị quan trắc

Thiết bị đo mực nước: kích thước phù hợp với tiêu chuẩn kích thước thực tế của giếng khai thác; sai số tuyệt đối đáp ứng quy định hiện hành; dễ dàng thao tác vận hàng, bảo trì bảo dưỡng.

Thiết bị đo lưu lượng nước: phù hợp với điều kiện lắp đặt tại giếng; sai số đáp ứng quy định hiện hành.

Thiết bị truyền dữ liệu: đáp ứng quy định tại Phụ lục III, Thông tư 17/2021/TT-BTNMT.

Thực hiện quan trắc nước ngầm theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT
Nguyễn Hoàng Lâm
11 tháng 3, 2022
Chia sẻ bài viết này
Lưu trữ
Đăng nhập to leave a comment