Quan trắc nước ngầm: khái niệm và quy định pháp luật
Hiểu biết ban đầu về quan trắc nước ngầm tự động, liên tục
3 tháng 4, 2022 bởi
Quan trắc nước ngầm: khái niệm và quy định pháp luật
Nguyễn Hoàng Lâm
| Chưa có bình luận

Cảm ơn bạn vì đã quan tâm đến bài viết do ENVIMART biên soạn, hãy cùng tìm hiểu nhé. Đầu tiên, hãy xem qua định nghĩa chung về giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước. Kế đến nên tìm hiểu các khái niệm cơ bản về giám sát nước ngầm (nước dưới đất). Sau đó đi đến các quy định chi tiết về giám sát khai thác, sử dụng nước ngầm. Cuối cùng, nếu bạn quan tâm đến giải pháp quan trắc nước ngầm do ENVIMART cung cấp, hãy tự mình tìm hiểu hoặc liên hệ chúng tôi để được tư vấn đầy đủ nhất.

Hãy bắt đầu nào!

Giám sát khai thác, sử dụng Tài nguyên nước là gì?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 17/2021/TT-BTNMT.

Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là việc kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc giám sát quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

1. Giám sát tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây gọi chung là hệ thống giám sát).

2. Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.

3. Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp, liên tục vào hệ thống giám sát.

Điều 3 (trang 7) quy định về Giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất. Hãy cùng ENVIMART tìm hiểu các khái niệm về quan trắc nước ngầm (nước dưới đất), từ đây chúng ta có thể dễ nắm bắt được các quy định liên quan.

Khái niệm về Quan trắc nước ngầm

Trạm tương ứng với mỗi giếng (giếng khai thác hoặc giếng quan trắc).

Hệ thống  tương ứng với tất cả các giếng, bao gồm thiết bị đo, thiết bị truyền nhận dữ liệu, tủ điện...

Mực nước tĩnh là mực nước ở chế độ không khai thác, tương ứng với mỗi giếng.

Mực nước động thấp nhất tương ứng với giới hạn khai thác của mỗi giếng/trạm, là giới hạn mực nước thấp nhất được quy định ở giấy phép khai thác.

Thang đo thiết bị đo mực nước là khả năng đo lường mực nước tương ứng với mỗi giếng, giám sát mực nước trong giếng.

Thiết bị đo lưu lượng nước sử dụng để giám sát lượng nước khai thác, sử dụng tương ứng với mỗi giếng.

Về sai số, đó là yêu cầu tối thiểu các thiết bị đo lường phải đáp ứng, sai số 1 cm đối với thiết bị đo mực nước, sai số 5% đối với thiết bị đo lưu lượng nước...
Giấy phép khai thác là hồ sơ mang tính pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước cấp phép cho đơn vị khai thác, bao gồm các thông tinh về dự án, công trình khai thác, yêu cầu pháp lý...

Điều 13: Giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất

Việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất từ các công trình quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư này được thực hiện như sau:

1. Thông số giám sát:

a) Lưu lượng khai thác của từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác thuộc công trình;

b) Mực nước trong giếng khai thác đối với giếng khoan, giếng đào;

c) Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có);

d) Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài việcthực hiện giám sát các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này còn phải giám sát thông số mực nước trong các giếng quan trắc.

2. Hình thức giám sát:

a) Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

b) Đối với công trình có quy mô từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

c) Đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với thông số quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;

d) Đối với công trình có quy mô từ trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm: thực hiện giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

3. Chế độ giám sát:

a) Đối với thông số giám sát tự động, trực tuyến, không quá 01 giờ 01 lần;

b) Đối với các thông số giám sát định kỳ, không quá 24 giờ 01 lần và phải cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát trước 10 giờ sáng ngày hôm sau đối với thông số lưu lượng, mực nước; đối với thông số chất lượng nước trong quá trình khai thác, thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân tích;

Vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước phục vụ giám sát thực hiện theo quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (nếu có).

Giải pháp Quan trắc nước ngầm của ENVIMART

Liên hệ tư vấn và báo giá

ENVIMART đã thực hiện nhiều công trình quan trắc nước ngầm tự động ở các quy mô khai thác và địa phương khác nhau, đặc trưng bởi số lượng giếng, giới hạn mực nước, yêu cầu quản lý khai thác của chủ đầu tư...

Mời bạn tìm hiểu chi tiết về giải pháp quan trắc nước ngầm do ENVIMART tích hợp hoặc liên hệ 028.777.27979 - sales@envimart.vn.

Quan trắc nước ngầm: khái niệm và quy định pháp luật
Nguyễn Hoàng Lâm
3 tháng 4, 2022
Chia sẻ bài viết này
Lưu trữ
Đăng nhập to leave a comment