Thiết bị quan trắc hay sensor quan trắc chất lượng nước được sản xuất với nhiều hãng và tiêu chuẩn khác nhau, tất cả cần phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam về quan trắc môi trường.
Yếu tố hay tiêu chí nào cần quan tâm?
Khi bạn chọn mua thiết bị quan trắc nước thải tự động, yếu tố cần quan tâm đầu tiên là đáp ứng quy định pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn đo lường, đó là quy định các tiêu chí kỹ thuật tối thiểu cần đáp ứng. Kế đến là tính kinh tế trong đầu tư và vận hành (vật tư tiêu hao), tiêu chí tiếp theo là khả năng đáp ứng ở tương lai (nâng cấp, mở rộng) đối với sự thay đổi về luật định, tiêu chí kỹ thuật (thật tế thì sự thay đổi này là định kỳ, nhất là các quy định về quan trắc tự động, liên tục). Không ai muốn bỏ đi những gì mình đã mua sắm, chỉ vì không chú ý tính đáp ứng tốt hơn hay sự thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật. Như vậy, chúng ta cần chú ý các tiêu chí bên dưới khi mua sắm thiết bị sensor quan trắc nước thải tự động.
1. Đáp ứng quy định pháp luật.
2. Tính kinh tế.
3. Khả năng đáp ứng trong tương lai.
4. Đáp ứng tốt hơn nữa tiêu chí kỹ thuật (phòng ngừa sự thay đổi trong tương lai).
1. Thiết bị quan trắc Đáp ứng quy định pháp luật
Như bạn đã biết, quan trắc tự động, liên tục nói chung và quan trắc nước thải tự động, liên tục nói riêng là lĩnh vực chuyên ngành có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao, vừa liên quan chuyên môn quan trắc môi trường, vừa liên quan đến đo lường, và tự động hóa. Từ đó, các quy định về thiết bị sensor quan trắc nước thải cần tuân thủ các quy định trực tiếp về quan trắc và đo lường, đó là:
1. Tiêu chí kỹ thuật, được quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT của Bộ TN&MT (thay thế Thông tư 24/2017/TT-BTNMT đã hết hiệu lực).
2. Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường nhóm 2, được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN của Bộ KH&CN. Chi tiết về Luật đo lường Số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011.
THƯ VIỆN ENVIMART
Hãy tham khảo các quy định chi tiết
Tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị sensor quan trắc nước thải
Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định tiêu chí kỹ thuật về: thang đo, đơn vị đo, độ phân giải, sai số, thời gian đáp ứng... Chi tiết như bên dưới.
- Về yêu cầu độ chính xác của thiết bị đo tại Bảng 3: đặc tính của thiết bị quan trắc có thể lựa chọn áp dụng độ chính xác theo giá trị đọc hoặc độ chính xác theo khoảng đo;
- Thiết bị quan trắc tự động phải có ít nhất 01 khoảng đo có khả năng đo được giá trị ≥ 3 lần của giá trị giới hạn quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được áp dụng cho cơ sở (trừ thông số nhiệt độ và pH);
- Khuyến khích sử dụng các thiết bị quan trắc đồng bộ, được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế gồm có: Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US EPA), Tổ chức chứng nhận Anh (mCERTs), Cơ quan kiểm định kỹ thuật Đức (TÜV);
- Có khả năng lưu giữ và kết xuất tự động kết quả quan trắc và thông tin trạng thái của thiết bị đo (tối thiểu bao gồm các trạng thái: đang đo, hiệu chuẩn và báo lỗi thiết bị). Các thông số lưu lượng, nhiệt độ không yêu cầu thông báo trạng thái hiệu chuẩn.
Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc nước thải
Phương tiện đo (thiết bị đo) phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc phương tiện đo nhóm 2, cần phải kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng, hoặc sau khi sửa chữa, và tái kiểm định hằng năm. Theo quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCN của Bộ KH&CN. Điều này được hiểu là tất cả các thiết bị quan trắc sensor quan trắc nước thải tự động phải được kiểm định, bao gồm sensor đo chất lượng nước, thiết bị đo mực nước, thiết bị đo lưu lượng (đồng hồ đo lưu lượng)...
Để rõ hơn về nhóm phương tiện đo, cùng xem quy định tại Điều 16, Luật đo lường số 04/2011/QH13.
Điều 16. Các loại phương tiện đo
1. Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.
2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo nhóm 2.
2. Tính kinh tế và khả năng đáp ứng
Tính kính tế và khả năng đáp ứng trong tương lai có sự liên quan mật thiết với nhau, bạn chọn được thiết bị có khả năng đáp ứng tốt hơn quy định hiện hành với mức đầu tư hợp lý, như vậy bạn đã đạt được yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Sau này có sự thay đổi về tiêu chí kỹ thuật, bạn không cần bỏ đi mua mới hoặc tốn chi phí ít nhất cho việc đáp ứng quy định pháp luật. Các tiêu chí đó bao gồm: khả năng mở rộng thêm chỉ tiêu đo lường, độ phân giải tốt hơn, độ chính xác tốt hơn (đó là những tiêu chí ngày càng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu quản lý của cơ quan chức năng).
Ngoài ra, bạn chọn được giải pháp (hay thiết bị quan trắc) không tiêu tốn nhiều vật tư tiêu hao, ít bảo trì bảo dưỡng là đáp ứng rất tốt về tính kinh tế. Hãy thử liệt kê các chi phí hoạt động (vật tư thay thế, hóa chất tiêu hao, điện năng...) trong 05 năm, bạn sẽ thấy rõ sự khác nhau này.
Cần lưu ý rằng, các đối tác khác nhau cung cấp các giải pháp khác nhau, nhưng luôn luôn có một đối tác có nhiều điểm nổi trội hơn hay phù hợp hơn đối với bạn.
Đừng ngại liên hệ ENVIMART khi bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn.
028.77727979 - sales@envimart.vn